Tuesday, July 2, 2013

Ngành kiến trúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
 (Ban hành theo Quyết định số: 75/QĐ-NTU  ngày 02  tháng  5  năm 2013      
của Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi)
Tên chương trình: Kiến trúc
Trình độ đào tạoĐại học
Ngành đào tạo:  Kiến trúc
Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung
Bằng cấp:  Kiến trúc sư
Thời gian đào tạo: 5 năm
       1. Mục tiêu đào tạo
- Về kiến thức:Đào tạo các kiến trúc sư có trình độ chuyên môn lý luận, sáng tạo, có kỹ năng thực hành về công nghệ - kỹ thuật và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế sáng tạo các công trình kiến trúc – xây dựng của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, các loại hình doanh nghiệp; Có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế có trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cần thiết phục vụ công tác chuyên môn.
- Về kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp thực hiện được các kỹ năng như:Kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch, kỹ năng sáng tác và thể hiện; kỹ năng thuyết trình và đàm phán; kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập...và có tối thiểu 5 chứng chỉ kỹ năng mềm do Trường ĐH Nguyễn Trãi cấp.
- Phẩm chất, tư cách, đạo đức nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp được rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe và phong cách giao tiếp văn hóa.
Về khả năng công tác: Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan Quản lý Nhà nước và tổ chức xã hội các cấp, các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở đào tạo; có khả năng học tiếp sau đại học để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
        2. Chương trình đào tạo
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 167 tín chỉ (TC), chưa kể nội dung về Giáo dục Thể chất (3TC) và Giáo dục quốc phòng an ninh (165 tiết)

STT
Khối kiến thức
Số tín chỉ
1
Kiến thức giáo dục đại cương
50
1.1.
- Lý luận chính trị
10
1.2
- Khoa học xã hội
04
1.3
- Nhân văn
07
1.4
- Ngoại ngữ
20
1.5
- Tin học – Vẽ kỹ thuật
09
2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
117
2.1
- Kiến thức cơ sở của ngành
38
2.2
- Kiến thức chung của ngành
16
2.3
- Kiến thức chuyên sâu của ngành
48
2.4
- Thực tập và đồ án tốt nghiệp
15
Tổng số:
167
        3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:
3.1  Chuẩn về kiến thức
3.1.1    Kiến thức chuyên môn
Nắm vững những những kiến thức cơ sở về tạo hình, sáng tác, lý luận, môi trường, công nghệ và kỹ thuật xây dựng; các kiến thức chuyên ngành về lý thuyết và thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội liên quan đến ngành đào tạo
3.1.2  Năng lực nghề nghiệp
- Vận dụng một cách vững vàng các kiến thức đạt được trong quá trình đào tạo vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc, qui hoạch xây dựng đô thị và nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiện; điều kiện kinh tế, xã hội, kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam .
- Có đủ năng lực giải quyết các nội dung và thể hiện hồ sơ thiết kế của thiết kế kiến trúc về ý tưởng, sáng tạo, các yêu cầu về công năng, kỹ thụât - môi trường và thẩm mỹ khi được giao thiết kế một công trình kiến trúc: Công trình nhà ở, công trình công cộng, công trình công nghiệp…
- Vận dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và tham khảo quốc tế vào thiết kế kiến trúc
- Tiếp cận và áp dụng các kiến thức, công nghệ mới trong thiết kế kiến trúc, quy hoạch và xây dựng đô thị.
- Có đủ năng lực phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm và áp dụng kết quả thực nghiệm trong thiết kế công trình xây dựng; khả năng đi sâu vào một chuyên ngành hoặc một lĩnh vực để đạt được một sản phẩm thiết kế kiến trúc có chất lượng cao, có tính sáng tạo và khả năng tạo dựng một phong cách riêng.
3.2 Chuẩn về kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
a. Thiết kế kiến trúc; lý luận và phê bình kiến trúc:
- Nắm vững kiến thức chuyên môn, quy trình và phương pháp luận để thiết kế công trình kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
- Có trình độ lý luận và phê bình kiến trúc để nhận xét đánh giá các tác phẩm kiến trúc và vận dụng trong trong sáng tác kiến trúc.
b.  Tổ chức sản xuất, quản lý và điều hành dự án
- Nắm vững kiến thức cơ bản về môi trường, công nghệ và kỹ thuật để có thể tham gia tổ chức sản xuất, quản lý, điều hành các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, quy hoạch đô thị và nông thôn.
c. Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Vận dụng phương pháp luận và khả năng tư duy, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến thiết kế thiết kế kiến trúc các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, quy hoạch đô thị và nông thôn.
- Định hướng và bồi dưỡng cho một số sinh viên có trình độ chuyên môn nhất định để có thể tham gia giảng dạy trong các cơ sở đào tạo ngành kiến trúc, quy hoạch và xây dựngsau khi được bồi dưỡng về phương pháp dạy đại học và kinh nghiệm qua thực tiễn.
d.  Phân tích và xử lý thông tin 
Có kỹ năng tra cứu, tìm kiếm  thông  tin để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn.
3.2.2 Kỹ năng mềm
a.  Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình:
Có những kỹ năng cơ bản về lập báo cáo bằng các phương tiện khác nhau, trình bày, giải  thích và thuyết phục những nội dung, giải pháp thiết kế và giải pháp thực hiện các ý tưởng thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, quy hoạch đô thị và nông thôn.
b.  Kỹ năng làm việc theo nhóm:
Biết cách làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau, như tổ chức, quản  lý nhóm để đạt kết quả theo nhóm biết khai thác, gắn kết những sở thích, môi trường sống và trình độ kỹ thuật chuyên môn khỏc nhau.
c.  Ngoại ngữ, tin học:
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu chuyên ngành. Đạt trình độ tiếng Anh IELTS từ 5.0 trở lên.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên dụngtrong thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
3.3 Chuẩn mực về thái độ/phẩm chất:
 - Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của đảng và pháp luật nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ và lối sống lành mạnh.
- Tự tin, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tinh thần làm việc tập thể.
- Thực hiện nghiêm túc luật bản quyền và sở hữu trớ tuệ.
- Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ, luôn tìm tòi sỏng tạo trong chuyên môn.
3.4  Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
- Làm việc tại các công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng, các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và các cơ sở đào tạo về kiến trúc và xây dựng;
- Có năng lực tự nghiên cứu để nâng cao năng lực thiết kế các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp, kiến trúc nội thất và quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các công trình và đơn vị sản xuất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến ngành kiến trúc, quy hoạch và xây dựng đô thị.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về chuyên ngành kiến trúc ở các Viện nghiên cứu, các trung  tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng.
3.5 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên ngành kiến trúc của trường Đại học Nguyễn Trãi sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp:
- Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Kiến trúc trong và ngoài nước
- Đủ trình độ để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.
- Đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) chuyên ngành Kiến trúc tại các trường  trong và ngoài nước